Tâm lý trẻ từ 6-10 tuổi và những điều có thể bố mẹ chưa biết.

Khi bé ở độ tuổi 6-10 tuổi là thời điểm mà 80% nền tảng cho cuộc sống sau này của trẻ được định hình. Vậy làm sao để tâm lý trẻ 6-10 tuổi luôn ổn định để bé có một tậm lý khỏe?

Tâm lý sẽ thay đổi theo từng độ tuổi của bé

Có nghiên cứu cho rằng học sinh 6-10 tuổi bắt đầu phát triển kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng viết và hiểu các khái niệm trừu tượng hơn. Đây là thời điểm trẻ tích cực giao tiếp với thế giới xung quanh chúng thay vì chỉ quan sát và phản ứng.

dochoikinhbac

Vì được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn khi bước chân vào môi trường học đường, tâm sinh lý của trẻ sẽ có những biến đổi lớn theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đây là lúc trẻ cần có sự hướng dẫn từ gia đình, nhà trường để có thể kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.

Tự tin và tự ti là hai ranh giới phân lập?

Thông thường trẻ ở độ tuổi này khá tò mò và hoạt bát khi các bé bắt đầu đi học, tiếp xúc với môi trường và “gánh vác” vai trò hoàn toàn mới. Trẻ phải làm quen với thầy cô, bạn bè, với việc học hành nghiêm túc và có sự cạnh tranh hơn thời mẫu giáo nên có cả sự háo hức lẫn e dè.

do choi kinh bac

Nếu trẻ được quan tâm đúng mực, dạy bảo và khích lệ bằng những lời khen nhiều hơn chê, trẻ sẽ “phá kén”, tự tin phát triển và thích nghi. Ngược lại, nếu trẻ bị áp lực do cha mẹ so sánh với bạn bè, hay kì vọng vào trẻ quá nhiều rồi la rầy, thúc ép. Hoặc, không kịp thời hỗ trợ trẻ khi chúng gặp khó khăn trong việc học hay các mối quan hệ, thì trẻ sẽ tự ti, thu mình sâu hơn vào “chiếc kén” của mình.

do choi kinh bac

Điều quan trọng ở giai đoạn này chính là cha mẹ, thầy cô cần cân nhắc lời nói khi muốn nhận xét về trẻ. Người lớn không nên khen ngợi hay chê trách trẻ quá mức trước mặt người lạ để tránh cho trẻ có những suy nghĩ không đúng về bản thân từ đó dẫn đến thái độ tự tin hoặc tự ti quá mức.

Độ tuổi lưng chừng để bé phát triển Hiếu động hay Thụ động.

Như đã đề cập ở trên, trẻ lên 6 có tính tò mò rất mạnh, điều này dẫn đến việc trẻ trở nên hiếu động không thôi. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần khéo léo gợi mở cũng như kiềm chế từ từ. Hướng trẻ chuyển từ hiếu kỳ, tò mò mọi thứ sang trạng thái ham hiểu biết, hứng thú khám phá những điều có ích, tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học đường.

do choi kinh bac

Đặc biệt, ở môi trường được học nhiều mới lạ, đôi khi trẻ bối rối trong việc thích nghi nên có thể trở nên thụ động, rụt rè. Cha mẹ cần lưu ý đến trạng thái tâm lý của con, tâm sự và chia sẻ với trẻ nhiều hơn, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.

do choi kinh bac

Quan trọng nhất, tìm hiểu ngọn ngành lý do tại sao trẻ lại trở nên thụ động như vậy. Các bậc phụ huynh nên cổ vũ, kiên trì giảng giải, không nên chỉ ừ hữ để cho qua chuyện.

Liệu bé sẽ vâng lời bố mẹ hay sẽ ngược lại-bướng bỉnh?

Do phải đối mặt với nhiều điều mới mẻ nên khi lên 6, tâm lý trẻ có sự thay đổi khá thất thường. Đôi lúc chúng vô cùng đáng yêu và nghe lời người lớn răm rắp, đôi lúc chúng lại bướng bỉnh chỉ làm theo ý mình với thái độ gây hấn và thách thức.

do choi kinh bac

Cảm xúc không ổn định ở trẻ lên 6 đôi khi gây khó chịu cho người lớn. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn trưởng thành cần phải có để trẻ nhận biết đúng-sai và điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp dưới sự hỗ trợ và chỉ bảo của người lớn.

do choi kinh bac

Hãy nhớ, trẻ ở độ tuổi này đã sở hữu cái tôi khá lớn và biết dùng sự chống đối để đòi hỏi quyền lợi cho mình. Vì vậy, người lớn cần phải khéo léo, linh hoạt giữa mềm mỏng và nghiêm khắc để “uốn nắn” trẻ làm theo yêu cầu của mình.

Lòng Vị tha và sự ích kỷ ở độ tuổi này.

Mỗi một đứa trẻ đều như tờ giấy trắng, rất trong sáng và hồn nhiên. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, về mặt tâm lý sẽ dần hình thành nên trạng thái xung đột hai chiều. Điều này được minh chứng ở một số hành vi, ví dụ như có lúc trẻ sẽ có lòng vị tha, trắc ẩn nhưng cũng có lúc trẻ trở nên ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của mình.

do choi kinh bac

Dạy dỗ một đứa trẻ khi chúng bắt đầu bước chân vào tiểu học là một việc không dễ dàng. Phụ huynh cần cân bằng giữa việc học kiến thức với việc chuẩn bị nền tảng cần thiết để trẻ bước vào cuộc sống ngoài xã hội. Đó là khả năng điều chỉnh cảm xúc, kiềm chế bốc đồng, khả năng tập trung, đồng cảm với người khác, đạo đức, sự hiếu học…

Lời Kết

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết " Tâm lý trẻ từ 6-10 tuổi và những điều có thể bố mẹ chưa biết " Trên Website dochoiplaza.vn những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, được chia sẻ dựa trên sự tìm hiểu từ kiến thức kinh nghiệm và trải nghiệm của Dochoiplza.com . Qúy khách có thể tham khảo thêm những bài viết khác. Trong chuyên mục cẩm nang.https://dochoiplaza.com/cam-nang. Chúc bạn có sức khỏe và những kế hoạch hoàn hảo cho ngày mới vui vẻ !