Những phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới
Trẻ em sinh ra như một trang giấy trắng, trang giấy trắng ấy có trở thành một bức tranh như thế nào trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giáo dục của nhà trường và xã hội. Đặc biệt ở độ tuổi mầm non, khi các bé đang hình thành nhận thức và nhân cách, thì việc lựa chọn được phương giáp giáo dục đúng và phù hợp với trẻ vô cùng quan trọng.
Giáo dục trẻ mầm non là gì?
Trẻ em như búp trên cành, giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non chính là nền móng quan trọng để giúp mỗi đứa trẻ có được sự trưởng thành đúng đắn nhất. Theo khảo sát thực tế, đa số những đứa trẻ được giáo dục bài bản từ bé khi lớn lên sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn. Chúng lớn lên sẽ đều là những đứa trẻ hiểu chuyện, biết yêu thương, biết chia sẻ, biết có trách nhiệm. Các bậc phụ huynh, kết hợp cùng nhà trường để đưa ra các phương pháp giao dục đúng và phù hợp nhất đối với trẻ.
Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non thực chất là việc trang bị cho trẻ các kiến thức về thể chất, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ... về thế giới xung quanh mình. Trẻ sẽ có một hệ thống kiến thức đầy đủ nhất để có thể tự lập, tự bảo vệ mình trong quá trình trưởng thành. Việc giáo dục cho trẻ ở độ tuổi mầm non thường mang hiệu quả tốt khi cha mẹ và nhà trưởng có sự kết hợp.
Đối với những trẻ chưa đến tuổi đi học thì cha mẹ chính là yếu tố quan trọng trong việc giáo dục. Cha mẹ cần phải làm tấm gương chuẩn mực, nhẹ nhàng động viên, định hướng cho trẻ những điều đúng, sai để trẻ có thể thay đổi hành vi và nhận thức của mình.
Để định hướng nuôi dạy, giáo dục trẻ đúng và hiệu quả thì không phải ba mẹ nào cũng hiểu rõ, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc, 1 số phương pháp giáo dục nổi tiếng cho trẻ:
1. Phương pháp Montessori - Giáo dục phát triển toàn diện
Đầu tiên không thể không nhắc tới phương pháp giáo dục sớm cho trẻ là phương pháp Montessori, cách giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của các Bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870 - 1952). Phương pháp Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục tiên tiến, khoa học và hoàn thiện nhất trên thế giới hiện nay. Nghiên cứu cho thấy trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vận dụng và chất liệu thiết kế để trợ giúp cảm nhận của giác quan.
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessori phải đảm bảo tính riêng biệt của mỗi đứa trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em. Phương pháp Montessori học tập trên các giáo cụ đặc biệt giúp xây dựng một môi trường học tập thân thiến khiến trẻ có thể tự tìm tòi, sáng tạo và vui vẻ học tập từ đó phát huy hết tiền năng , giúp trẻ hình thành sự tự tin, tập trung óc quan sát, sức sáng tạo và nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ.
2. Phương pháp Reggio Emilia – Trao quyền tự chủ cho trẻ
Trước khi quyết định chọn trường mầm non cho con, hầu hết các bố mẹ sẽ tìm hiểu khá nhiều các triết lý giáo dục khác nhau. Và một trong những phương pháp đang được chú ý trong những năm gần đây là Phương pháp Reggio Emilia. Phương pháp giáo dục trẻ Mầm non Reggio Emilia được phát triển bởi nhà tâm lý học Loris Malaguzzi và các cha mẹ học sinh trong những ngôi làng quanh thành phố Reggio Emilia, Ý, ngay sau Thế chiến lần thứ
Phương pháp Reggio Emilia chú trọng tới việc tăng cường và bồi dưỡng cho trẻ khả năng tự tư duy thông qua tổng hợp các loại hình ngôn ngữ biểu đạt, giao tiếp hay nhận thức. Trẻ được khuyến khích tự giác thực hiện, tự thân trong mỗi hoạt động. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt, làm việc cùng với trẻ để tìm ra những cảm hứng và ý tưởng mới mẻ. Và đó là lý do trong phương pháp Reggio Emilia, các lớp học theo dự án được triển khai dựa trên những ý tưởng, sở thích của trẻ với tần suất vài tuần một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần.
3. Phương pháp giáo dục sớm của mẹ Nhật
Tại Nhật, việc chăm sóc nuôi dạy con cái hầu như được dồn về phía người mẹ. Bí quyết đầu tiên khiến các bà mẹ Nhật thành công khi nuôi dạy con cái chính là sự gắn kết tinh thần giữa các con dựa trên nền tảng yêu thương và gần gũi.
Họ thường xuyên trò chuyện, tâm sự, chơi đùa, học cùng con, ngôi nhà được xem như tổ ấm nơi các con có thể nói cho mẹ nghe những áp lực, cách cư xử khi ở ngoài xã hội. Bởi vậy các bà mẹ kiên nhẫn dạy dỗ con về đạo đức và cách cư xử ở ngoài xã hội nhiều, thông qua đó thuyết phục, khuyến khích con thay vì la mắng và đánh phạt. Bên cạnh cách dạy dỗ ở gia đình, các bà mẹ Nhật thường chú trọng cho bé đi nhà trẻ từ sớm. Bởi các trường mẫu giáo Nhật chú trọng vào dạy trẻ biết cách chơi đùa, thông qua các trò chơi vận động ngoài trời, cách mỉm cười, cư xử với các bạn bè nhiều hơn học chữ và học viết. Các bà mẹ Nhật thường chuẩn bị vật dụng ngoại khóa của con khá kỹ càng để chúng có thể tự đi bộ hay đi xe bus đều có các vật dụng an toàn và chào hỏi với mọi người trên đường.
Từ 2 tuổi các bé đã tự mặc quần áo, ăn uống,… hay tự vệ sinh cá nhân của mình. Đến 3 – 4 tuổi, trẻ đã tự lập khi đi ngủ, đi học hay sang nhà bạn chơi và giúp mẹ chuẩn bị các bữa ăn dọn dẹp nhà cửa.Đến 5 tuổi, trẻ có thể tự trông em, giúp mẹ nhiều việc nhà hơn, biết cách cư xử với bạn bè tốt.
4. Phương pháp STEAM – Phương pháp giáo dục tích hợp.
Những năm gần đây, phương pháp giáo dục sớm STEM được nhắc đến khá nhiều. STEM được xem như cách tiếp cận mới, giúp đào tạo trẻ thành những công dân có thể đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế.
STEAM là viết tắt của 5 từ Science, Technology, Engineering, Art, Math, tức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học. Đây là phương pháp giáo dục cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện về 5 lĩnh vực nói trên và lồng ghép nhiều kỹ năng thực tế cho trẻ.
Ở độ tuổi mầm non, phương pháp STEAM lại càng phát huy được tính hiệu quả. Trẻ mầm non không học qua lý thuyết khô khan mà cần được tiếp thu bằng trải nghiệm trực quan. Cách học này sẽ kích thích sự tò mò, hứng thú khám phá nơi trẻ, ngoài ra còn có thể khơi gợi trí tưởng tượng của con.
5. Phương pháp giáo dục sớm của người Do Thái lại khác biệt
Với hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ đoạt giải Nobel người Do Thái dường như là dân tộc thông minh nhất trên thế giới, họ sinh ra dường như để làm chủ thế giới này.Một trong những bí quyết của người Do Thái chính là dạy con biết vượt khó, liên tục đặt câu hỏi từ nhỏ. Người Do Thái dành cho con một sự nhen nhóm, khích lệ con chứ không phải cảm giác an toàn bao bọc con như phần lớn các bà mẹ Việt. Bà mẹ nào cũng yêu con nhưng cách yêu và thể hiện tình cảm giữa mỗi bà mẹ là khác nhau. Tình yêu con phải nhìn xa trông rộng đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở nên bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong cuộc đời chúng.Có 3 điều mà người mẹ Do Thái không nên làm với con đó là: Không thỏa mãn trước, không thỏa mãn tức thời, không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con. Người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản cho con
phương pháp giáo dục, giáo dục sớm cho trẻ, phương pháp dạy trẻ, montessori, giáo dục của mẹ nhật, phương pháp giáo dục của người do thái, phương pháp steam, phương pháp dạy học, trẻ em, trường mầm non