Giải mã lý do trẻ hay nói dối

Giải mã lý do trẻ hay nói dối

Là phụ huynh, hẳn đã có những lần các bậc cha mẹ vô cùng giận dữ khi biết con đang nói dối. Chúng ta luôn dạy con rằng nói dối là xấu và con không bao giờ được nói dối với người lớn. Vậy bạn có biết nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ lại nói dối với mình không? Và quan trọng hơn, bạn đã biết cách để ứng xử để tránh để lại những tổn thương không đáng có và chấm dứt việc nói dối của con hay chưa? Hãy cùng đồ chơi Kinh Bắc đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!

1. Tại sao trẻ nói dối?

Nói dối là hành vi xuất phát từ một động cơ nhất định, được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động ngôn từ nhưng lại thống nhất với biểu hiện tâm lý bên trong của nhân cách, mang nội dung không đúng thực tế, được người nói cố ý đưa ra.

hinh anh em be

Nguyên nhân lớn nhất trong hành vi nói dối của trẻ chính là sợ bố mẹ thất vọng, hoặc tệ hơn là phạt mình. Do bố mẹ quá kì vọng vào thành tích của trẻ về điểm số, về vị trí trong lớp, ... nên khi không đạt được, trẻ có phản ứng nói dối để bào chữa cho kết quả của mình. Chính bố mẹ đã tạo cho con áp lực tâm lý dẫn đến hành vi nói dối không mong muốn.

Những lời nói dối vô hại của bố mẹ và người thân như: Chích nhẹ lắm, không đau con ơi!; Thuốc ngọt lắm!; Con làm tốt, bố mẹ sẽ thưởng (nhưng lại không thưởng)!; ... đã tạo nên tiềm thức về việc nói dối cho trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ em thường có tâm lý muốn được quan tâm nhiều hơn. Thế nên, trẻ chọn cách nói dối để thu hút sự chú ý của mọi người. Những câu nói mang tính chất mè nheo như “Hôm nay con đau bụng lắm!”; “Con thấy đau đầu không đi học được!”,… thường được các bé sử dụng để tránh phải làm điều bé không thích hoặc để được cả nhà quan tâm nhiều hơn.

Những lý do trẻ nói dối có thể bao gồm:

1.1 Trẻ học nói dối

Tác giả Charles Ford nói dối do “học” mà biết. Điều này có nghĩa là con người ta không phải sinh ra đã mang “gen nói dối”. Chỉ sau 4 tuổi trẻ con mới học được cách Nói dối.

Nghiên cứu theo độ tuổi, tác giả Gervais và cộng sự (2000) cho rằng tần suất của hành vi nói dối tích lũy cho đến khi 7 tuổi theo chiều dọc, trẻ em ở độ tuổi 7 và 8 đã nói dối thường xuyên hơn so với trẻ em ở tuổi lên 6.

Lee và Ross (1997) cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể liên quan đến độ tuổi về nội dung của một lời nói dối. Tuổi càng tăng thì lời nói dối càng trở nên tinh vi hơn

1.2 Cách nhận thức của trẻ khác với người lớn

Ví dụ: Trẻ nói đã dọn phòng sạch sẽ và gọn gàng vì trẻ nghĩ chỉ cần di chuyển 1 số đồ đạc là phòng đã gọn gàng.

Mẹ: cho rằng phòng vẫn lộn xộn.

Mẹ trách mắng trẻ nói dối.

Điều đấy không hẳn là sự thật nhưng với trẻ đó là sự thật. Người lớn và trẻ nhỏ nhìn sự thật theo hướng khác nhau. Điều quan trọng là hiểu đúng những gì trẻ cảm thấy và tin rằng mình cảm thấy. Khi trẻ nói “ con đã dọn dẹp phòng của con”, trẻ không nói dối trẻ đang cố thuật lại sự thật theo cách của trẻ.

1.3 Trẻ nói dối vì được lập trình để trả lời đúng

Một trong những nguyên nhân để trẻ nói dối là được lập trình để trả lời đúng

Ví dụ: Khi mẹ trẻ hỏi trẻ “con yêu ai nhất” niềm kì vọng của mẹ sẽ chờ đợi câu trả lời là “con yêu mẹ nhất” khi trẻ trả lời vậy mẹ sẽ rất vui và thể hiện ra cảm xúc hành bên ngoài cho trẻ nhận ra điều đó. Và tương tự khi bà hoặc bố... hỏi câu hỏi đó thì trẻ đều trả lời là yêu người đặt câu hỏi đó.

1.4 Vì cha mẹ quá nghiêm khắc nên trẻ nói dối?

Tan học trẻ đi chơi không về nhà ngay để làm bài tập

Trẻ giấu kết quả học tập và nói điểm cao

Cha mẹ quá lo lắng bao bọc hoặc quá hạn chế, trấn áp trẻ có khuynh hướng nói dối để tự do hơn và để cha mẹ không lo lắng.

=> Bố mẹ ảnh hưởng đến hành vi nói dối của con

1.5 Nói dối có thể hiện trí tưởng tượng

Một trẻ kể chuyện có thể là một trẻ giàu trí tưởng tượng và muốn thoát ra khỏi một thực tế gây ấm ức, khó chịu và thất vọng. Trong thâm tâm, trẻ ý thức là điều trẻ kể không có thật, nhưng trẻ cảm thấy dễ chịu trong ảo tưởng.

Cần tìm hiểu trẻ hay nói dối với đối tượng nào: với cha mẹ để gây sự chú ý, với thầy cô để được qua tâm.

Các giai đoạn nói dối

2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nói dối?

Dưới đây là một số chiến lược để nuôi dưỡng tính trung thực của trẻ:

Khuyến khích nói sự thật: Thay vì tức giận vì hành vi sai trái của trẻ, hãy cảm ơn trẻ đã nói cho bạn biết về điều đó. Nếu bạn la hét, trẻ sẽ không cảm thấy rằng sự trung thực là đúng đắn và được đền đáp.

Đừng buộc tội trẻ: khi biết trẻ làm điều gì đó không đúng, thay vì buộc tội trẻ, bạn hãy tìm cách khuyến khích trẻ khắc phục lỗi lầm trẻ gây ra. Ví dụ, khi thấy trẻ vứt bút chì màu trên thảm phòng khách, bạn có thể nói với trẻ như thế này: "Tôi tự hỏi làm thế nào mà những cây bút chì màu lại nằm trên hết thảm phòng khách? Tôi ước ai đó sẽ giúp tôi nhặt chúng lên."

Đừng làm trẻ cảm thấy quá tải: Đừng đè nặng con bạn với quá nhiều kỳ vọng hoặc quy tắc. Trẻ sẽ không hiểu hoặc không thể theo kịp kỳ vọng của bạn và trẻ có thể cảm thấy buộc phải nói dối để tránh làm bạn thất vọng.

Xây dựng lòng tin của trẻ: Hãy cho trẻ biết rằng bạn tin tưởng trẻ và trẻ có thể được tin cậy. Không có gì quan trọng hơn việc trung thực, đây là phương pháp tốt nhất để nuôi dưỡng tính trung thực của trẻ.

Công việc của cha mẹ là trở thành hình mẫu của trẻ về sự tin tưởng. Với suy nghĩ này, hãy cố gắng tránh nói sự thật nửa vời. Ví dụ, trẻ đến lúc phải tiêm phòng, đừng nói với trẻ rằng nó sẽ không đau. Cố gắng giữ lời hứa với trẻ, và khi bạn không thể thực hiện lời hứa, hãy xin lỗi vì đã thất hứa.

Và tốt nhất, hãy khen ngợi trẻ bất cứ khi nào trẻ nói sự thật. Đặc biệt là khi trẻ thừa nhận những việc sai trái mà trẻ đã làm. Sự củng cố tích cực có tác dụng kỳ diệu trong việc khiến trẻ cảm thấy rằng thật xứng đáng để tiếp tục nói sự thật.

Cuối cùng, đừng tạo quá nhiều áp lực cho con trẻ. Cha mẹ có quá nhiều kì vọng lên con trẻ vô hình chung gây ra áp lực đối với cuộc sống của trẻ. Trẻ muốn bố mẹ vui lòng sẽ có thói quen nói dối. Hãy thật sự thoải mái và để con làm những điều mình muốn. Hãy trò chuyện cùng con dưới vai trò định hướng hơn là ép buộc con phải theo những mong muốn của mình.

Bất kì đứa trẻ nào đều sẽ nói dối ít nhất một lần trong quá trình lớn lên của mình, bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ kĩ năng để cùng con đối mặt với điều đó và giúp con vượt qua thói quen xấu này. Nếu con nói dối quá nhiều lần, việc gặp gỡ bác sĩ tâm lý để hiểu hơn về trẻ là chuyện rất nên làm.

Lời Kết

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết " Giải mã lý do trẻ nói dối" Trên Website dochoiplaza.vn những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, được chia sẻ dựa trên sự tìm hiểu từ kiến thức kinh nghiệm và trải nghiệm của Dochoiplza.com . Qúy khách có thể tham khảo thêm những bài viết khác. Trong chuyên mục cẩm nang.https://dochoiplaza.com/cam-nang. Chúc bạn có sức khỏe và những kế hoạch hoàn hảo cho ngày mới vui vẻ !